Sử dụng kho lạnh là giải pháp tiết kiệm nhất để bảo quản nguồn lương thực, thực phẩm luôn tươi ngon và giữ được hàm lượng dinh dưỡng vốn có. Đây cũng là mấu chốt giúp tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vậy, hiện nay việc lắp đặt kho lạnh được rất nhiều công ty quan tâm. Vậy quy trình lắp đặt kho lạnh đúng tiêu chuẩn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Kho lạnh giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon hơn
Quy trình lắp đặt kho lạnh đúng tiêu chuẩn
Bước 1: Chuẩn bị mặt nền để lắp đặt kho lạnh
Trước khi thi công kho lạnh, chủ đầu tư nên kiểm tra mặt nền có bằng phẳng hay không bằng cách dùng ti ô nước. Nếu mặt nền có nhiều khu vực không phù hợp, độ chênh nhau giữa vị trí nền cao nhất và thấp nhất > 5mm thì cần chỉnh sửa, san bằng. Sử dụng mặt nền không bằng phẳng có thể gây cản trở cho việc lắp Panel, hơi lạnh dễ thoát ra ngoài.
Ngoài ra vì kho lạnh thường sử dụng để bảo quản thực phẩm trong thời gian dài, nên nhiệt độ rất dễ truyền xuống nền đất nếu không được cách nhiệt tốt. Về lâu dài, nền sẽ xuất hiện những lớp nước đông đá cứng gây mất thẩm mỹ và hao tốn điện năng.
Để khắc phục trường hợp này, bạn có thể thiết kế một con lươn nền giữa mặt đất và tấm cách nhiệt. Con lươn có thể làm từ bê tông hoặc gạch, cao khoảng 10 – 20cm, dốc về 2 phía để hạn chế nước đọng lại.
Bước 2: Lắp đặt Panel
Ở bước này, chủ đầu tư cần lắp đặt Panel ở 3 vị trí: tường với trần, các góc tường và giữa tường với nền kho. Hiện nay, Panel Pu và Panel ESP là hai loại Panel được sử dụng phổ biến trên thị trường. Panel Pu được sử dụng trong các kho lạnh âm sau. Trong khi đó, Panel EPS được dùng nhiều trong kho lạnh dương.
Panel sử dụng trong lắp đặt kho lạnh là những tấm PU có khả năng cách nhiệt cao, có tỉ trọng 40 kg/m3, được liên kết với nhau bằng khóa Camlock chắn chắn. Bên ngoài Panel được mạ đồng, đặc biệt hai mặt được dính chắc bằng Inox hoặc Tole không rỉ sét.
Kho lạnh hoàn thiện trong quá trình sử dụng
Bước 3: Gắn cửa kho lạnh
Gắn cửa kho lạnh là một bước cực kỳ quan trọng trong quy trình lắp đặt kho lạnh. Ở bước này, bạn cần quan tâm đặc biệt đến 2 bộ phận như cửa bản lề và cửa trượt.
Cửa bản lề đòi hỏi phải được lắp đặt chắc chắn, khi đóng hoặc mở cửa không phải ra tiếng động. Các Joint lạnh phải kín, đảm bảo hơi lạnh không thoát ra ngoài. Về cửa trượt phải đáp ứng đủ yêu cầu như tay đẩy chắc chắn, trượt nhẹ nhàng, joint lạnh kín.
Bước 4: Kiểm tra kho lạnh
Kiểm tra các mối ghép Panel, bắn silicone của toàn bộ kho. Xem xét gắn cửa kho lạnh có đúng với bản hướng dẫn của nhà sản xuất chưa. Nếu mọi thứ đều hoàn thiện từ thiết kế Panel, phụ kiện, bạn có thể sử dụng kho lạnh để bảo quản thực phẩm cho doanh nghiệp mình.
Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng kho lạnh
- Chọn địa điểm phù hợp, bằng phẳng. Trước khi lắp đặt kho lạnh nên nghiên cứu các thông số về địa lý, thủy văn… Dựa vào các con số kỹ thuật, có thể đề ra phương án lắp đặt kho nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh kho lạnh, nên lau chùi máy và tra dầu cho cánh quạt khoảng 6 tháng/ lần.
- Mỗi loại thực phẩm sẽ có nhiệt độ bảo quản khác nhau. Vì vậy để giữ độ tươi ngon nhất cho thực phẩm, bạn nên dựa vào đặc tính của chúng mà lựa chọn mức nhiệt cho phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung, mức nhiệt độ càng thấp thì thực phẩm sẽ bảo quản được càng lâu.
- Chọn Panel phù hợp với từng loại kho. Nếu không có nhiều kinh nghiệm trong chọn Panel, bạn nên tham khảo ý kiến của nhân viên tư vấn. Tuyệt đối không dùng tường bằng bê tông hay gạch để làm vỏ kho. Bê tông, gạch cách nhiệt không tốt, gây tốn điện năng và chi phí.
Trên đây là quy trình lắp đặt kho lạnh đúng tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo. Kho lạnh đúng tiêu chuẩn phải có các mối ghép chắc chắn, khí lạnh không thoát ra hoặc truyền xuống nền. Nếu muốn tìm hiểu thêm một số thông tin về lắp đặt, giá cả, thiết kế kho lạnh, hãy truy cập http://kholanhmienbac.com.vn/ nhé!
Xem thêm: Cấu tạo kho lạnh công nghiệp